
Thuật ngữ chơi tiền giấy :
1. Crisp Uncirculated (UNC): Tiền chưa sử dụng, còn mới nguyên, không có vết gấp, không vết bẩn.
2. Almost Uncirculated (AUNC): Tiền đã sử dụng nhẹ, có dấu gấp mờ ở giữa hoặc ở góc tờ tiền, thoạt nhìn giống hệt UNC.
3. Extremely Fine (EF hoặc XF): Có vài nếp gấp nhẹ hoặc một vết mạnh.
4. Very Fine (VF): Tờ tiền có vài vết gấp mạnh, hầu như không dính bẩn.
5. Fine (F): Gấp mạnh, có dấu gãy trên bề mặt tờ tiền, có vết bẩn, không bị rách góc hoặc re tờ tiền, không có lỗ đinh.
6. Very good (VG): Có vết rách nhỏ hoặc có một (hoặc vài) lỗ đinh.
7. Good (G): Bị mất một góc nhỏ hoặc rách tương đối lớn.
8. Fair: Bị rách nghiêm trọng, mất góc lớn, nhiều lỗ.
______________________________________________________
Thuật ngữ chơi tiền xu :
Proof
Đồng xu với độ sắc nét của chi tiết rẩt cao, bề mặt bóng như gương do được dập nhiều lần với công nghệ đặc biệt, thường được sản xuất ra chủ yếu cho các nhà sưu tầm
Brilliant Uncirculated (BU)
Thuật ngữ này cho biết đồng xu không có bất cứ hư mòn nào và chưa từng được đưa ra lưu thông, bề mặt của nó sáng choang như của đồng xu vừa mới được đúc ra.
Uncirculated (un-circulated hay UNC)
Trên đồng xu này không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự hư mòn, cấp độ dưới BU vì có lẽ lý do bề mặt không được sáng choang như đồng xu BU
Almost Uncirculated (hay “About Uncirculated" hay "AU" hay "A Unc")
Đồng xu có chất lượng gần như UNC. Nếu chỉ nhìn thoáng qua có thể nghĩ nó là UNC, nhưng khi xem xét kỹ hơn sẽ thấy trên đồng xu do hiện tượng ma sát (cầm, va chạm vào vật nào đó) sẽ bị sần hay mòn hay xước nhẹ mặc dù không đáng kể và rất khó để phát hiện.
Bronze
Hợp kim của đồng đỏ (copper), kẽm và thiếc. Nó thường có màu vàng nâu.
Bimetallic (Bi-Metallic)
Lưỡng kim. Bao gồm hai hợp kim khác nhau. Đồng xu này do hai phần kết hợp lại với nhau, mỗi phần là một hợp kim
Ví dụ: Đồng xu 1 euro là bi-metallic, phần bên trong là hợp kim cupro nickel, phần bên ngoài là hợp kim nickel brass.
Tri-Metallic
Đồng xu này do ba phần kết hợp lại với nhau, mỗi phần là một hợp kim
Dấu chop
Thời xưa khi những đồng xu được sử dụng với mục đích giao thương người ta sẽ tiến hành kiểm tra để xem nó có đúng là tiền thật không. Nếu đồng xu được kiểm tra đúng là thật thì người kiểm tra sẽ đóng một cái dấu lên đồng xu để chỉ cho những người khác biết đồng xu là thật và đúng khối lượng. Ngày nay có nhiều nhà sưu tầm những đồng tiền xu có dấu chop.
Coin set
Bộ xu
Doubled die
Là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự gấp đôi trong các yếu tố thiết kế của đồng xu. Ví dụ cùng một dòng chữ hay ngày tháng nhưng xuất hiện hai lần và chồng lên nhau.
Điển hình đồng xu 1 cent Lincoln năm 1955
Double eagle
Để chỉ đồng vàng 20 đô la Mỹ, được sản xuất trong giai đoạn 1850-1933. Sở dĩ gọi là "double eagle" vì hàm lượng vàng của nó gấp hai lần đồng vàng 10 đô la Mỹ (được gọi là "eagle". Đồng vàng double eagle chứa 0.9675 ao vàng (90% khối lượng).
Edge
Cạnh của đồng xu, trên đó có thể là những đường thẳng song song (reeded edge), có chữ, có trang trí hoặc chẳng có gì (plain edge)
Essai
Xu mẫu
Obverse
Mặt trước của đồng xu. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất trên mặt trước là ghi năm sản xuất, ký hiệu xưởng đúc, ngoài ra có thể là chân dung ai đó, quốc huy…
Reverse
Mặt sau của đồng xu. Đặc điểm là ghi mệnh giá. Đôi khi người ta cũng gọi là “Tail”
KeyDate
Năm hiếm. Khó tìm tiền xu với năm này để bộ xung cho trọn vẹn bộ sưu tập. Các nguyên nhân để một năm thành năm hiếm có thể là số lượng đúc ra ít, hay đúc ra không ít nhưng vì lý do nào đó như nấu chảy đa số nên các xu còn lại ít (như xu double eagle 1933 anh Vi Anh Tuấn giới thiệu)...
Mint
Nơi đúc tiền xu
Mintage
Số lượng tiền xu được đúc
Min mark
Một chữ cái nhỏ trên đồng xu ký hiệu nơi đúc tiền xu
Privy mark
Một ký hiệu nhỏ trên đồng xu, ngoài để chỉ xưởng đúc còn có thể chỉ một số điều gì khác.
Token
Có vè hơi giống tiền xu nhưng không phải là tiền. Thường hay gọi là xèng, dùng vào nhiều mục đích như chơi điện tử, dùng chơi bạc trong các casino…
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
125 Yên Lạc, Hai Bà Trưng, Hà Nội