Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

2$ thật mạ vàng con Rồng Rồng Xanh Hạnh Phúc (Buhtan - đất nước hạnh phúc nhất TG) 1 triệu $ mạ vàng Rồng Rồng Vàng 1 triệu Macao Rồng Đỏ seri Sảnh Rồng 23456789 Rồng Đỏ Macao 2024 2$ thật mạ vàng Rồng 2024 Combo Đại Phát Lộc Combo Tứ Long Tranh Hùng Combo Đại Phát Tài Combo 3 tờ Thành Công Cặp tiền Messi + Ronaldo Đồng bạc hoa xòe chuẩn cổ 20 cent (Đang sale 1 cặp 600k) Bộ 2$ mạ vàng Thần Tài 1 triệu $ mạ vàng Thần Tài Tiền World Cup Qatar 2022 Bộ 3 tờ Fifa WC 2022 0 euro WC 2022 - Argentina 0 euro WC 2022 - Brazil 0 euro WC 2022 - Anh


Giấy bạc cụ Hồ(kỳ 3) - Nhiệm vụ bí mật của \"Ban trồng tỉa số 10\"!

12-07-2013 23:47

 

Bia kỷ niệm Ban ấn loát đặc biệt Nam bộ tại U Minh, Cà Mau

Tấm văn bia khắc trên đài kỷ niệm Ban ấn loát đặc biệt Nam bộ tại Cà Mau ghi nhận: “... Thành tích của Ban ấn loát đặc biệt Nam bộ đã góp phần xác lập chủ quyền đất nước, thỏa mãn nhu cầu tài chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam bộ. Tuyên truyền động viên lòng yêu nước của nhân dân, phát triển kinh tế vùng giải phóng, đấu tranh trên mặt trận tiền tệ với địch...”.

“Công nghệ in tiền” giữa bưng biền…

Được hưởng không khí độc lập không bao lâu, ngày 23-9-1945 cả Nam bộ lại đứng lên kháng chiến. Lực lượng lãnh đạo tại Sài Gòn và các đô thị tạm thời rút lui vào bưng biền, rừng rậm lập chiến khu. Một trong những nhiệm vụ lớn ngày ấy là in tiền phục vụ kháng chiến…

Trong bưng biền, đời sống kinh tế vẫn được duy trì, giao dịch thông qua giấy bạc Đông Dương ngân hàng do thực dân Pháp phát hành, nhưng các loại giấy bạc Đông Dương đều được đóng thêm dấu của cơ quan tài chính cách mạng của địa phương đó.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ đóng ở Đồng Tháp Mười (Long An) đã thấy rõ nhu cầu cấp thiết phải phát hành giấy bạc VN để chủ động điều hành kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cuộc kháng chiến lâu dài. Bởi lệ thuộc tiền tệ vào Pháp sẽ dễ bị khuynh đảo trong mọi hoạt động.

Trong bút tích còn lưu lại của luật sư Nguyễn Thành Vĩnh, ông viết: “Tôi nhận nhiệm vụ giám đốc Sở Tài chính nhưng trong quĩ chỉ có vài triệu bạc Đông Dương ngân hàng và một ít lúa, làm một cuộc cách mạng toàn dân mà tiền tệ và kinh tế như vậy là quá bấp bênh…”. Trước tình hình đó, Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ điện ra xin phép trung ương cho Nam bộ được in giấy bạc tại chỗ.

Và “Ủy ban Ấn loát đặc biệt Nam bộ” đã ra đời với mật danh “Ban trồng tỉa số 10”, được đặt tại chiến khu Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Tân An (Long An ngày nay). Kỹ sư Ngô Tấn Nhơn, nguyên bộ trưởng Bộ Canh nông, phái viên Chính phủ tại Nam bộ, trực tiếp làm trưởng ban và các thành viên gồm luật sư Nguyễn Thành Vĩnh, kỹ sư Kha Vạn Cân, họa sĩ Huỳnh Văn Gấm...

Ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên phó ban B “Ban trồng tỉa số 10”, trưởng ban liên lạc Ban ấn loát đặc biệt Nam bộ, nhớ lại: “Nhiệm vụ được giao lúc ấy cực kỳ khó khăn, cực kỳ bí mật, hơn cả dàn quân đánh trận. Nhiều phương án được đặt ra, in tại nội thành Sài Gòn rồi chuyển ra bưng, hay thuê Thái Lan in rồi chuyển về? Cuối cùng, suy đi tính lại, phương án được chọn là tổ chức một cơ sở in tiền ngay tại vùng căn cứ kháng chiến. Công việc chuẩn bị in ấn rất vất vả, thiếu thốn mọi bề, chúng tôi đều là tay ngang hay mới tập tành bước vào ngành in, vừa làm vừa mày mò là chính…”.

Trong số các thành viên của Ban ấn loát, ông Hùng là một trong những người cứng tay nghề nhất do đã từng tiếp cận công việc in ấn ở Ban ấn loát miền Tây Nam bộ trước khi chuyển về đây. Còn nhiều anh em khác người thì từ bộ đội chuyển sang, người là học sinh... Ngay cả anh em trong tổ nghiên cứu do ông Huỳnh Văn Gấm làm tổ trưởng như Lê Thiên, Phạm Văn Bảo, Ngô Văn Hoa… dù đã tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Gia Định nhưng chưa một ai biết nghề in giấy bạc.

Cuối cùng “Ban trồng tỉa số 10” quyết định cử người về Sài Gòn mời cho được giáo sư Phạm Văn Hộ, giảng viên ngành khắc chạm đồng, đá của Trường Mỹ thuật Gia Định, ra vùng kháng chiến làm việc. Ông Hộ là người có nhiều năm kinh nghiệm về phương pháp vẽ, bố cục, trộn màu… Vốn là một trí thức yêu nước, ông Hộ nhận lời ra bưng ngay. Có máy in typo, hóa chất, giấy mực… nhưng công nhân có tay nghề in bạc giấy hầu như là số không.

Ông Hộ đề nghị về Sài Gòn tuyển thêm. Vậy là một lần nữa, lực lượng biệt động thành đi “mời” thêm người. Một tuần sau, ở Đồng Tháp Mười đã có thêm năm công nhân có tay nghề cao trong ngành in giấy bạc Đông Dương ngân hàng của Pháp như anh Trâm, anh Tràng, anh Quý...

Một nhà in dã chiến chuyên in giấy bạc Cụ Hồ đã được ra đời ngay sau đó tại một dãy nhà lá trên bờ kênh Dương Văn Dương. Hàng trăm nhân viên của phân ban A và phân ban B, thuộc Ban ấn loát đặc biệt Nam bộ bắt tay vào việc, cứ 4-5 công nhân cơ khí, máy nổ được bố trí liên tục thay phiên nhau quay tay cho động cơ điện phục vụ máy in hoạt động. Cả ngày cả đêm ra sức sản xuất để cho ra đời những đồng bạc Cụ Hồ đầu tiên: đó là tờ giấy bạc loại 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng.

Trên những tờ bạc đầu tiên còn thơm mùi mực ấy, có chữ ký của ông Phạm Văn Bạch là chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ và ông Nguyễn Thành Vĩnh là giám đốc Sở Tài chính Nam bộ được ủy quyền của Chính phủ VN Dân chủ cộng hòa. Đây là những tờ bạc mệnh giá thấp vì máy in typo có chất lượng kỹ thuật không cao, màu chưa đủ đẹp nên kỹ thuật in cũng đơn giản.

Pháp không thể làm giả “giấy bạc Cụ Hồ”!?

Nhiem vu bi mat cua Ban trong tia so 10
Ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên phó ban phân ban B Ban ấn loát đặc biệt Nam bộ; hiện là trưởng ban liên lạc Ban ấn loát đặc biệt Nam bộ

Quân Pháp mở rộng chiến tranh, nhiều lần thọc sâu vào vùng căn cứ Đồng Tháp Mười. Tình hình chiến sự ngày càng ác liệt nên Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ quyết định cho “Ban trồng tỉa số 10” rút về vùng U Minh Thượng rồi U Minh Hạ. Cơ quan ấn loát đặc biệt Nam bộ phải vận chuyển cả máy móc, thiết bị, vật tư nguyên liệu đi theo kênh rạch, qua nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ, mất hai ba tháng mới tới được vùng rừng tràm U Minh.

Ông Hùng kể lại: “Những cuộc di chuyển ấy thật gian khổ không sao tả xiết. Phần lớn máy móc và nhân sự được di chuyển bằng ghe, xuồng. Cứ đêm đi thì ngày nghỉ, vượt qua đồn bót giặc, đầm lầy với trăm ngàn hiểm nguy rình rập, nhưng chúng tôi luôn tự nhủ: dù chết cũng phải bảo vệ bằng được máy móc, đảm bảo việc in tiền cho cách mạng!”.

Tạm ổn công việc thì cái khó khác lại ập tới: “Muỗi U Minh nhiều kinh khủng, vừa đóng trại là mỗi người được phát ngay một cái nóp để đêm chui vào ngủ và khi làm việc cũng phải dùng đến nóp, do quá gian khổ nên ban hầu như không tuyển dụng phái nữ...” - ông Trần Kiện, thành viên “Ban trồng tỉa số 10”, nhớ lại.

Xưởng in thứ nhất được đặt tại xã Tân Đức, Đầm Dơi do các đồng chí Tống Lới, Năm Hưu đảm trách. Và một phân xưởng chuyên sản xuất giấy in bạc cũng được ra đời, lấy tên là phân xưởng giấy Hòa Bình đặt tại xã Tân Bằng, Cán Gáo, Thới Bình (nay là huyện U Minh) do ông Nguyễn Đình Thư phụ trách. Cái khó nhất là làm giấy phải có nước sạch.

Nhưng ở rừng U Minh Thượng chỉ có một thứ nước màu nâu. Ban đầu anh em khổ sở vì việc này, sau in thử thấy màu nâu nâu tự nhiên nên tiếp tục cho in, không ngờ chính thứ nước màu nâu này lại là “độc quyền” của “Ban trồng tỉa số 10”. Mật thám Pháp tìm cách in tiền giả để chống phá cách mạng, nhất là giấy bạc có mệnh giá lớn, nhưng không tài nào làm giống như thật được vì giấy in bạc được làm bằng vỏ cây gai một cách thủ công và tờ giấy bạc giả không thể có màu nâu đặc trưng của nước rừng U Minh!

Thời gian sau, khi mở rộng vùng kháng chiến, Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ đã nhập được một số máy móc thiết bị mới của Nhật quá cảnh qua Thái Lan rồi bí mật băng qua vịnh Thái Lan về Tây Nam bộ để sử dụng. Chuyến hàng gồm hai máy in offset Hamada, máy phát điện xoay chiều lớn, một số động cơ, máy nổ mới, các loại hóa chất, giấy in, mực in đủ màu... Được nhìn thấy dàn máy móc mới, anh em trong ban ấn loát như ông Hùng, ông Lê Thân, ông Hoàn Hội ứa nước mắt vì mừng, vì sung sướng. Họ ùa tới ôm cái máy in vào lòng mà niềm vui khôn xiết...!

Nhờ máy móc hiện đại, giấy bạc kháng chiến Nam bộ được cải tiến màu sắc tươi sáng hơn, hình ảnh sắc sảo hơn, trên mỗi tờ giấy bạc có hình ảnh Bác Hồ, các hình vẽ phản ánh khí thế hăng say lao động sản xuất và chiến đấu anh dũng của quân dân Nam bộ.

Các loại giấy bạc 1, 5, 20, 50 đến 100 đồng được in ra với khối lượng lớn. Lực lượng nhân viên toàn ngành ấn loát đặc biệt Nam bộ từ 100 người phát triển lên đến 400 người. Các xưởng, phân ban ngày đêm hoạt động không quản nắng mưa. Những tờ giấy bạc được sản xuất dưới tán rừng U Minh đã tạo nên một sức sống mãnh liệt...

Có bao nhiêu loại “giấy bạc Cụ Hồ” trong những năm kháng Pháp ở Nam bộ? Tính chất ác liệt của chiến tranh khiến nhiều tỉnh ở miền Tây Nam bộ phải in nhiều loại giấy bạc riêng với nhiều mệnh giá, nhưng nhất quyết là phải có hình Bác Hồ…

 

125 Yên Lạc, Hai Bà Trưng, Hà Nội

www.VuaTienTe.vn